Xây thành Thống Vạn Hạ_(thập_lục_quốc)

Các thủ hạ khuyên Lưu Bột Bột định đô Cao Bình và tranh Quan Trung với Hậu Tần, nhưng ông cho rằng lực lượng chưa đủ mạnh và chỉ tập trung phát triển phía tây bắc Hậu Tần, chờ khi Diêu Hưng chết mới tấn công trực tiếp vào nước này.

Bột Bột liên tiếp tấn công các thành phía tây bắc Hậu Tần. Do quân Hạ hành quân nhanh và đánh úp nên các thành của Hậu Tần luôn phải đóng cửa đề phòng.

Sau vài năm chinh chiến, Bột Bột nhiều lần đánh bại quân Hậu Tần và xâm lấn đất của vua Nam Lương là Thốc Phát Nậu Đàng, bắt được vài vạn hộ dân. Ông lại được tướng Trấn Bắc nhà Hậu Tần là Vương Thực Đức theo hàng làm mưu sĩ, thế lực lớn mạnh. Ông quyết định đặt kinh đô mới và đặt tên là Thống Vạn[5] có ý muốn thống nhất thống nhất Trung Quốc làm chúa tể của vạn quốc[6]. Bột Bột đặt niên hiệu Long Thăng, huy động 10 vạn dân phu xây dựng kinh đô Thống Vạn rất kiên cố và chắc chắn. Việc xây dựng được giao cho Sất Đan A Lợi. Thành được xây bằng đất nung dày 30 bộ, cao 6 trượng. Số nhân công và thợ xây thành bị chết lên tới hàng nghìn người. Thành trong của thành Thống Vạn đến nay vẫn còn di tích[6].

Năm 413, Lưu Bột Bột đổi họ thành Hách Liên (trong tiếng Hung Nô có nghĩa là "Trời"), các quý tộc cũng đổi sang họ Thiết Phất (có nghĩa là cứng rắn như thép và đánh lại được kẻ khác[7]).

Liên quan